Featured Posts
Bài viết mới

Phỏng vấn ông Nguyễn Đại Trí - Phó tổng giám đốc Kho Bạc Nhà Nước



Ông Nguyễn Đại Trí
Phó tổng giám đốc – Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính)
Tham gia công tác tin học từ năm 1991 với vị trí lập trình viên, qua 17 năm công tác, ở các vị trí khác nhau ông Nguyễn Đại Trí đã cùng với đội ngũ cán bộ làm công tác tin học trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước (Trực thuộc Bộ Tài chính) triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước với gần 700 chi nhánh và hơn 14.000 người sử dụng, trải rộng trên địa bàn toàn quốc từ trung ương đến tỉnh, thành phố và các quận, huyện. Có thể kể đến các ứng dụng tiêu biểu như sau: Chương trình kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; Chương trình quản lý ấn chỉ, phát hành và thanh toán trái phiếu, công trái; Chương trình thanh toán chuyển tiền điện tử; Chương trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu và vốn sự nghiệp.
Trên cương vị công tác của mình, ông Nguyễn Đại Trí đã đóng góp vào sự nghiệp tin học hóa, đưa tin học trở thành công cụ không thể thiếu phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước, nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước.
Cùng với việc triển khai các chương trình ứng dụng phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước, đã đưa các công nghệ mới vào áp dụng: Năm 1997 là một trong những cơ quan Chính phủ đầu tiên áp dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle (Cho ứng dụng kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước với sự tài trợ của Chính phủ Pháp).
Năm 2006 là đơn vị đầu tiên trong ngành tài chính áp dụng chứng thực số và chứng từ điện tử với công nghệ thẻ chíp (trong hoạt động thanh toán chuyển tiền trong nội bộ hệ thống KBNN).
Năm 2007 Kho bạc Nhà nước đã vinh dự được nhận giải thưởng Sao Khuê dành cho đơn vị tiêu biểu về ứng dụng CNTT trong khối cơ quan quản lý nhà nước.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn nhỏ với ông Nguyễn Đại Trí:

Theo ông, những ứng dụng CNTT tại Kho bạc Nhà nước đã đem lai những giá trị gia tăng gì, và có tác động như thế nào đối với hoạt động của tổ chức?
KBNN là một cơ quan quản lý nhà nước, phục vụ tất cả các đối tượng có quan hệ với ngân sách nhà nước. Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ không chỉ là hiện đại hóa công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc mà còn đem lại những lợi ích đáng kể – những giá trị gia tăng vô hình – cho các khách hàng của KBNN.- Với ứng dụng thanh toán chuyển tiền điện tử (triển khai năm 2006), chất lượng thanh toán giữa các khách hàng thông qua các đơn vị KBNN đã được cải thiện đáng kể: an toàn hơn, chính xác hơn và đặc biệt là nhanh chóng, kịp thời hơn với thời gian thanh toán tính bằng phút.
- Với ứng dụng quản lý trái phiếu, công trái (triển khai năm 2002) KBNN đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán trái phiếu, công trái vãng lai của khách hàng tại bất kỳ nơi nào trên toàn quốc mà không phụ thuộc vào tờ trái phiếu, công trái được phát hành tại đâu.
- Trong nội bộ hệ thống KBNN, việc triển khai hệ thống Intranet (triển khai năm 2006-2007) với các dịch vụ cơ bản ban đầu là Portal, email, chat đã tạo ra một nếp làm việc mới đối với cả lãnh đạo các cấp là người chỉ đạo, điều hành và cán bộ, công chức là người thừa hành công vụ, vừa tiết kiệm chi phí vừa phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước.

?

Trong quá trình triển khai các ứng dụng CNTT tại Kho bạc NN, ông đã gặp những thuận lợi và khó khăn như thế nào?
Không chỉ tại Kho bạc mà bất cứ cơ quan NN nào, thậm chí doanh nghiệp tư nhân thì thuận lợi đi kèm với thách thức là điều không thể tránh khỏi.Trước hết về thuận lợi: Chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo tập trung, liên tục và thống nhất của lãnh đạo KBNN. Với sự đánh giá đầy đủ, đúng mức tầm quan trọng và vai trò của công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, lãnh đạo KBNN đã tạo các điều kiện tối đa để ưu tiên, đầu tư cho phát triển công nghệ, xây dựng đội ngũ cán bộ tin học và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đồng thời đặt ra lộ trình và mục tiêu cụ thể cho cả hệ thống.
- KBNN đã tranh thủ được sự ủng hộ tối đa của lãnh đạo Bộ Tài chính cũng như của các cấp chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ngành và các đơn vị có liên quan, sự trợ giúp về kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm của các công ty tin học trong và ngoài nước.
- KBNN đã quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, xây dựng và ổn định tổ chức bộ máy tin học. Với phương châm đào tạo đi trước một bước, gắn liền với sự lựa chọn công nghệ, trong những năm qua hệ thống KBNN đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác tin học có khả năng tiếp nhận và làm chủ những kiến thức, công nghệ mới nhất, được rèn luyện trong môi trường làm việc đầy thử thách và đã trở thành nhân tố quyết định đảm bảo cho sự thành công của các chương trình, dự án công nghệ thông tin.Bên cạnh những thuận lợi thì chúng tôi cũng đối mặt với những thách thức không hề nhỏ: Đó là các nguồn lực cho phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế; các thủ tục đầu tư, mua sắm công nghệ thông tin còn rườm rà, máy móc, không đáp ứng được yêu cầu đặc thù.Bên cạnh đó, KBNN là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng chứng thực số và chứng thực điện tử bằng công nghệ thẻ chíp. Khi xây dựng hệ thống chữ ký số, Luật Giao dịch điện tử và Nghị định hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính chưa ra đời, nên chưa có văn bản quy phạm pháp luật chính thức nào hướng dẫn về vấn đề này. KBNN phải tự mình xây dựng những quy định riêng cho hệ thống thanh toán điện tử để vừa làm vừa rút kinh nghiệm.Thứ hai là nhận thức của người sử dụng về chữ ký số, thói quen sử dụng thẻ bảo mật còn rất hạn chế. Thời gian đầu triển khai hệ thống thanh toán điện tử, chúng tôi thường xuyên nhận được những yêu cầu hỗ trợ sử dụng liên quan đến thiết bị bảo mật và đến quy trình sử dụng do những thói quen tuỳ tiện từ trước đến nay của người dùng.
Thứ ba, Bộ Tài chính chưa xây dựng được hệ thống CA của ngành Tài chính nên quyết định lựa chọn giải pháp kỹ thuật cho hệ thống CA KBNN cũng gặp nhiều khó khăn khi tính đến khả năng sử dụng lại hệ thống CA KBNN khi hệ thống của Bộ Tài chính đi vào hoạt động.

?

Còn những chiến lược ứng dụng CNTT tại Kho bạc Nhà nước trong những năm tới sẽ được triển khai như thế nào, thưa ông?
Hiện nay, KBNN đang trong giai đoạn chuẩn bị kết thúc Dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin – tin học KBNN đến năm 2010 và bắt tay xây dựng Chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin của KBNN đến năm 2020 trên cơ sở Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007. Một trong những mục tiêu cơ bản nhất và quan trọng nhất đã được khẳng định trong chiến lược này là “Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”.Điểm nhấn trong chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin của KBNN đến năm 2020 là xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin Kho bạc Nhà nước, trong đó lấy hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc làm xương sống nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách quản lý tài chính-ngân sách; mở rộng các ứng dụng tin học trong các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo hướng tập trung và tích hợp với hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Hệ thống TABMIS).

Share and Enjoy:

0 nhận xét for this post

Leave a reply

We will keep You Updated...
Sign up to receive breaking news
as well as receive other site updates!
Subscribe via RSS Feed subscribe to feeds
Sponsors
Template By SpicyTrickS.comSpicytricks.comspicytricks.com
Template By SpicyTrickS.comspicytricks.comSpicytricks.com
Popular Posts
Recent Stories
Connect with Facebook
Sponsors
Search
Archives
Categories
Recent Comments
Tag Cloud